Mục lục
1. Puly là gì?
Nếu không làm trong lĩnh vực chính về cơ khí, kỹ thuật vận hành máy móc chắc hẳn bạn sẽ không biết gia công Pullie (Puly) là gì. Puly hay còn gọi là ròng rọc, nhiệm vụ chính của gia công Puly đó là truyền lực chuyển động momen để vận hành các thiết bị máy móc.
Gia công puly hay bất kể bộ phận thiết bị máy móc nào khác từ cái thiết bị nhỏ nhất như con ốc cho đến 1 sản phẩm máy móc hoàn chỉnh, nếu như bạn không hiểu rõ về nó và cách vận hành của nó thì các vấn đề cần giải quyết liên quan tới nó không hề đơn giản.
Gia công Pulle là thường cần độ chính xác, tỉ mỉ về kỹ thuật khá cao vì thế nó đòi hỏi người kỹ sư phải tính toán chính xác và đưa ra những phương án thi công hiệu quả cao chất lượng hoàn chỉnh
1.1 Cấu tạo của puly
Một puly thông thường bao gồm các thành phần sau:
Thân puly: Thân puly thường có hình dạng tròn hoặc đĩa và được chế tạo từ vật liệu chất lượng như kim loại hoặc nhựa cao cấp. Thân puly có một hoặc nhiều rãnh trên bề mặt, phù hợp với kích thước và hình dạng của dây đai, dây cáp hoặc xích mà nó sẽ kết hợp.
Rãnh puly: Rãnh puly là các khe hoặc rãnh trên bề mặt của puly, được thiết kế để tương thích với dây đai, dây cáp hoặc xích. Các rãnh này giúp định vị và giữ chặt dây đai hoặc xích trên puly trong quá trình truyền động.
Trục puly: Trục puly là trục quay của puly, được gắn kết với hệ thống truyền động. Trục puly có thể được chế tạo từ kim loại hoặc chất liệu composite, với độ chính xác và sự cứng vững đảm bảo cho quá trình truyền động.
Hệ thống gắn puly: Để gắn puly vào hệ thống truyền động, có thể sử dụng các bộ phận gắn puly như ốc vít, bulông hoặc hệ thống gài đẩy. Hệ thống gắn puly đảm bảo puly được cố định chắc chắn và đúng vị trí trong quá trình hoạt động.
Cấu tạo của puly có thể thay đổi dựa trên loại puly và yêu cầu ứng dụng cụ thể. Các puly có thể có các tính năng bổ sung như hệ thống căng dây tự động, bộ điều chỉnh đường kính hoặc các cơ chế đặc biệt khác để đáp ứng các yêu cầu truyền động đặc thù.
1.2 Nguyên lý hoạt động của puly
Nguyên lý hoạt động của puly dựa trên sự truyền động qua dây đai. Khi động cơ hoặc nguồn năng lượng làm quay puly chủ động, năng lượng được chuyển qua dây đai tới puly bị động, làm cho puly này cũng quay theo. Quá trình này giúp truyền tải lực và mô-men xoắn từ một vị trí tới vị trí khác trong hệ thống.
2. Puly có những loại nào?
Trên thị trường thiết bị cơ khí hiện nay, các loại thiết bị về puly nhựa kéo dây diện hay mô tơ máy móc rất đa dạng và nhiều loại khác nhau cho khách hàng lựa chọn tùy thuộc vào công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Puly được sản xuất chính từ những nguyên liệu phổ biến trong máy móc như sắt, thép, nhôm, gang,…Các loại Puly được sử dụng nhiều và phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:
- Puly với thiết bị dây đai thang
- Puly gắn với đai dẹt
- Puly côn
- Puly măng song
- Puly đai răng
- Puly ghép
3. Ưu nhược điểm của puly
3.1 Ưu Điểm
- Khả Năng Truyền Lực Cao: Rãnh chữ V tăng độ bám, cung cấp khả năng truyền lực mạnh mẽ.
- Hoạt Động Trơn Tru và Yên Tĩnh: Dây đai và puly hoạt động mượt mà, giảm tiếng ồn và rung động.
- Gọn Nhẹ và Nhỏ Gọn: Thiết kế nhỏ gọn, giảm kích thước tổng thể của hệ thống.
- Độ Ổn Định Cao: Tốc độ và sức mạnh ổn định, giảm rủi ro của sự cố.
3.2 Nhược Điểm
- Hạn Chế Cho Khoảng Cách Dài: Không phù hợp cho truyền động trên khoảng cách dài vì trọng lượng lớn.
- Giới Hạn Tốc Độ: Lực căng ly tâm giới hạn tốc độ sử dụng, yêu cầu cân nhắc khi áp dụng.
- Cấu Tạo Phức Tạp: Cấu trúc puly đai răng có thể phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc trong quá trình lựa chọn và sử dụng.
4.Thông số kỹ thuật của Puly
Thông số kỹ thuật của puly cần biết
- d: Là đường kính của trục để gắn puly lên. Nó quyết định kích thước của puly và ảnh hưởng đến tỉ số truyền của hệ thống
- D: Là đường kính củ trục (hub) trung tâm của puly. Đây là thông số quan trọng khi bạn lắp puly lên trục
- O.D: Đường kính ngoài của puly, nó ảnh hưởng đến tỉ số truyền và tốc độ của hệ thống
- P.D: Là đường kình của dây đai mà puly sử dụng
- F: Đường kính ngoài của cánh chắn là phần có răng trên puly
- A: Bề rộng rãnh dây đai
- L: Là tổng bề dày của puly (bao gồm cả hub và cánh chặn)
5. Cách tính tốc độ của Puly
Tốc độ của puly (pulley) trong hệ thống truyền động sẽ phụ thuốc vào kích thước của nó và tỷ lệ truyền giữa các puly. Dưới đây là các cách tính tốc độ của puly:
Bước 1 Tính tỷ lệ truyền giữa kích thước ròng rọc lớn và nhỏ
Tỷ lệ truyền = Số lượng răng trong ròng rọc lớn / số lượng răng trong của ròng rọc nhỏ
Bước 2 Tính tốc độ của puly
Tốc độ của puly phục thuộc vào tốc độ quay của puly đầu vào (thường là puly động cơ) và tỷ lệ truyền. Công thức tính sau đây:
Tốc độ của puly = Tốc độ quay của puly đầu vào x Tỷ lệ truyền
Ví dụ nếu bạn biết tốc độ quay đầu vào là 1000 vòng/phút và tỷ lệ truyền được tính ở bước 1 là 2 thì tốc độ của puly sẽ là 2000 vòng/phút.
Ngoài ra, cũng còn một số công thức khác để tính ra được tốc độ của puly sau đây:
Tốc độ quay của puly đầu vào (N1) = Tốc độ quay của động cơ / Tỷ lệ truyền
Tốc độ quay của puly đầu ra (N2) = N1 x Tỷ lệ truyền
Tóm lại, puly không chỉ là một linh kiện cơ bản trong máy móc mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa truyền động. Hiểu rõ về các loại puly, ứng dụng và công thức tính tốc độ của puly có thể giúp tối đa hóa hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống truyền động.
6. Ứng dụng của Puly
Trong cuộc sống, puly được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Theo đó, tùy vào mục đích mà người dùng có thể lựa chọn các loại puly khác nhau.
Puly được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Ngành công nghiệp: Puly được sử dụng trong các máy móc công nghiệp như máy nén, máy phát điện, máy cán thép, và các hệ thống băng tải.
- Ngành ô tô: Puly được sử dụng trong các hệ thống truyền động của xe ô tô, bao gồm hệ thống quạt làm mát, máy phát điện, và bơm nước.
- Ngành nông nghiệp: Puly được sử dụng trong các thiết bị nông nghiệp như máy cày, máy gặt đập, và hệ thống bơm nước.
- Ngành xây dựng: Puly được sử dụng trong các thiết bị nâng hạ như cần cẩu, thang máy, và các hệ thống ròng rọc.
7. VẬY ĐỂ GIA CÔNG PULY BẠN CẦN CUNG CẤP CHO CHÚNG TÔI NHỮNG THÔNG TIN GÌ?
Vậy chúng ta sẽ cần những thông số cơ bản sau để khi gia công pulley đạt được độ chính xác và tránh sự hao mòn cao nhất.
Đầu tiên là loại dây đai mà pulley đó đang sử dụng: mặc dù đây có vẻ là điều đơn giản nhất nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến pulley khá nhiều nhất là rãnh của pulley. Chính vì thế mà việc xác định thiết bị đang sử dụng dây đai nào sẽ giúp việc thiết kế và tính toán gia công pulley trở nên chính xác hơn.
Tiếp theo là kích thước của pulley: gia công pulley sẽ cần đến những thông số chi tiết như là đường kính ngoài, đường kính trục, quy cách then chốt…
Cuối cùng chính là số rãnh trên pullry: đây có vẻ là điều quan trọng nhất khi gia công pulley bởi nó quyết định khả năng truyền động của cả hệ thống, chính vì thế mà mọi yếu tố từ: bán kính rãnh, độ sâu rãnh, góc rãnh hay tỷ lệ tương ứng… tất cả đều phải chính xác và đạt độ tỉ mỹ 100%.
Thời gian gia công pulley thường được tính dựa theo độ khó của sản phẩm nếu sản phẩm đơn giản thì từ khi nhận đơn hàng cho đến giao hàng chỉ cần 48h, còn nếu những sản phẩm phức tạp cần độ chính xác 100% thì việc kéo dài thời gian là bất khả kháng. Tuy nhiên chúng tôi luôn yêu cầu thợ của mình làm việc chăm chỉ để có thể hoàn thành đơn hàng nhanh nhất trong thời gian có thể để hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
HÌNH ẢNH SẢN PHẨM CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHÍNH XÁC LÂM VĨNH