Mục lục
Bản vẽ gia công cơ khí hay còn gọi là bản vẽ kỹ thuật là một phần không thể thiếu trong quá trình chế tạo và sản xuất cơ khí.
Quá trình sản xuất cơ khí là quá trình mà chúng ta tác động trực tiếp lên nguyên vật liệu gia công (hay còn gọi là phôi hay nguyên liệu ban đầu) bằng những máy công cụ, dụng cụ cơ khí nhằm thay đổi phôi thành một chi tiết có đầy đủ kích thước, hình dạng và chất liệu theo bản vẽ gia công yêu cầu.
Quá trình gia công cơ khí này thường bao gồm nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn lại có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm hữu hình từ vật liệu bạn đầu. Bản vẽ kỹ thuật, hay còn gọi là bản vẽ gia công cơ khí (từ ngữ chuyên ngành cơ khí chế tạo máy) là một sản phẩm của công đoạn tính toán và thiết kế sản phẩm.
1. Bản vẽ gia công cơ khí là gì?
2. Định nghĩa bản vẽ gia công cơ khí
Ví dụ về bản vẽ gia công cơ khí
3. Vai trò của bản vẽ cơ khí
Quá trình sản xuất cơ khí thường bao gồm nhiều công đoạn riêng biệt khác nhau. Mỗi công đoạn cần đạt những tiêu chí, yêu cầu nhất định. Để hoàn tất quá trình này, bản vẽ cơ khí là kim chỉ nam không thể thiếu. Chúng góp phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng với độ chính xác cao. Và làm cho quá trình gia công, lắp giáp trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Có bản vẽ cơ khí, việc kiểm tra đánh giá sản phẩm sau khi hoàn thành cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Song song với đó, chúng còn giúp cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm một cách anh toàn và hiệu quả.
4. Tiêu chuẩn bản vẽ gia công cơ khí
Bản vẽ bulong
Bản vẽ gia công cơ khí góp phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đạt tiêu chuẩn, độ chính xác theo yêu cầu của khách hàng và song song đó thì bản vẽ cơ khí cũng phải đạt được những yêu cầu nhất định về mọi chỉ tiêu và kỹ thuật cũng như chất lượng để quá trình gia cong dễ dàng và nhanh chóng nhưng vẫn đúng quy trình, tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị gia công cũng như người sử dụng sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt chuẩn thì bản vẽ cơ khí phải chính xác, đúng thiết kế và đạt tiêu chuẩn.
5. Bản vẽ kỹ thuật , các ký hiệu trong gia công cơ khí
5.1 Khái niệm về bản vẽ cơ khí
Bản vẽ gia công cơ khí là một phương tiện quan trọng trong lĩnh vực gia công; dùng để trình bày và truyền tải thông tin về thiết kế, kích thước, hình dạng, vị trí và các thông số kỹ thuật khác của một sản phẩm cơ khí.
Bản vẽ cơ khí đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra.
Trong quá trình thiết kế và sản xuất, việc sử dụng phần mềm thiết kế như AutoCAD giúp kỹ sư cơ khí tạo ra các bản vẽ kỹ thuật 2D và 3D chính xác, từ đó đảm bảo tính chính xác và tỷ lệ chuẩn trong quá trình sản xuất.
Để nắm bắt và hiểu được bản vẽ thể hiện gì chúng ta cần phải biết các ký hiệu trongbản vẽ kỹ thuật cơ khí.
5.2 Đọc bản vẽ cơ khí
A. Đối với bản vẽ lắp và tách chi tiết, quá trình đọc trải qua 4 bước:
- B1: Tìm hiểu khái quát về bản vẽ
- B2: Phân tích các hình vẽ trên bản vẽ
- B3: Nghiên cứu kỹ chi tiết cần vẽ tách
- B4: Kiểm tra toàn bộ chi tiết
B. Đối với bản vẽ chế tạo việc đọc sẽ phức tạp hơn. Nhưng cũng có thể tóm tắt thành 6 bước cơ bản:
- B1: Đọc khung tên bản vẽ
- B2: Đọc và phân tích các hình biểu diễn
- B3: Đọc và phân tích các thông số kích thước
- B4: Xác định độ nhám bề mặt
- B5: Đọc các yêu cầu kỹ thuật
- B6: Hình dung hình dáng chi tiết, các bước chế tạo và biện pháp công nghệ, phương pháp gia công. Đây là bước cuối cùng và quan trọng xác định chúng ta có thực sự hiểu hết các yêu cầu bản vẽ kỹ thuật.
Tóm lại để đọc được bản vẽ cơ khí ngoài việc trang bị cho mình kiến thức cơ bản. Bạn cần có sự tìm hiểu và học hỏi thêm ở những chuyên gia giỏi. Và càng tuyệt vời hơn nếu chúng ta phải có những trải nghiệm thực tế tại các xưởng gia công kim loại tấm
5.3 Đường và nét của bản vẽ 2D
Trong bản vẽ 2D cơ khí các đường vẽ chi tiết sản phẩm chiếm vai trò cực kì quan trọng để có thể hình dung hoặc diễn giã đúng thiết kế thực tế của sản phẩm gia công. Dưới đây là các đường cơ bản:
Các đường vẽ chi tiết sản phẩm
5.4 Độ nhám bề mặt
Là một khái niệm trong lĩnh vực cơ khí và chế tạo, đề cập đến tính chất của bề mặt bên ngoài của vật liệu hoặc sản phẩm. Độ nhám bề mặt xác định mức độ nhẵn và bóng của bề mặt sau khi được gia công hoặc chế tạo. Nó ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng như độ ma sát, chính xác, hiệu suất và tính thẩm mỹ của sản phẩm.
ký hiệu và cấp độ đánh giá độ nhám bề mặt
Có một số ký hiệu và cấp độ đánh giá độ nhám bề mặt thông thường được sử dụng. Ví dụ:
- Rz: Đại diện cho sai số trong 5 điểm trên bề mặt thô hoặc bán tinh (ví dụ: tiện, phay…). Đây là một thước đo phổ biến trong việc đánh giá độ nhám.
- Ra: Đại diện cho độ nhấp nhô trung bình (average) của bề mặt sau khi được gia công bằng các phương pháp mài.
5.5 Sai số hình học
Dung sai trong gia công là khoảng biến động cho phép giữa kích thước, hình dạng hoặc vị trí của các chi tiết trong sản phẩm so với các thông số kỹ thuật được xác định trước đó trong quá trình thiết kế.
Miền dung sai được lựa chọn phải cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự cân đối giữa độ chính xác và khả năng gia công. Ngược lại, nếu miền dung sai quá lỏng lẻo, sản phẩm cuối cùng có thể không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến độ tin cậy và hiệu suất của sản phẩm. Dung sai được ký hiệu trong bản vẽ cơ khí như sau:
Ký hiệu dung sai theo quy ước JIS – Nhật Bản
Ngoài ra, để đọc và hiểu được ký hiệu dung sai trong bản vẽ cơ khí chế tạo máy cần chúng ta cần phải hiểu về các loại dung sai:
Loại | Đặc Tính | Ký Hiệu | Đối tượng chọn làm chuẩn | Định nghĩa |
Hình Dạng Dung Sai | Độ Thẳng của đường thẳng | – | Tính trên 1 độ dài nào đó và được đo với đơn vị là mm. | |
Độ thẳng của mặt thẳng | – | Độ phẳng của mặt phẳng là độ lệch lớn nhất giữ 2 điểm trên cùng 1 mặt phẳng. | ||
Độ Tròn | – | Độ lệch tính trên đường tròn với đơn vị đo là mm. | ||
Độ Trụ | – | Độ lệch tính trên mặt trụ với độ dài nhất định. | ||
Độ lệch của cung tròn | – | Độ lệch tính trên 1 dây cung | ||
Độ lệch của bề mặt cung trụ tròn | – | Độ lệch tính trên bề mặt 1 cung trụ với độ cao nhất định của trụ | ||
Dung sai hình dáng | Độ song song | Có | Độ lệch giữa 2 đối tượng là đường thẳng song song hoặc nằm trên quỹ đạo là đường thẳng song song | |
Độ vuông góc | Có | Độ lệch giữa 2 đường thẳng vuông góc khi so với 2 đường thẳng vuông góc tuyệt đối tưởng tượng. | ||
Độ Lệch góc | Có | Độ lệch về góc | ||
Độ lệch cung tròn | Có | Dùng cho cung tròn khác nhau | ||
Độ lệch bề mặt cung | Có | Dùng cho bề mặt khác nhau | ||
Dung sai vị trí | Độ lệch vị trí | Có & không | Độ lêch các vị trí lỗ, tâm lỗ | |
Độ đồng tâm | Có | Độ tròn của đường tròn | ||
Độ đồng trục | Có | độ đồng tâm của 2 trục hoặc 2 lỗ | ||
Độ đối xứng | Có | Độ lệch giữa 2 mặt đối xứng so với mặt đối xứng thực | ||
Độ lệch của cung tròn | Có | Đo độ lệch về vị trí trên cùng 1 cung tròn | ||
Độ lệch của bề mặt cung | Có | Đo độ lệch về vị trí trên bề mặt cung tròn | ||
Dung sai độ đảo bề mặt | Độ đảo hướng kinh mặt trụ so với đường tâm | Có | Độ đảo hướng tâm của một mặt trụ đối với đường tâm danh nghĩa/ đường tâm mặt trụ chuẩn nào đó được đo trên một mặt cắt ngang | |
Độ đảo mặt đầu so với đường tâm | Có | Độ đảo mặt đầu đối với đường tâm danh nghãi hoặc đường tâm của một mạt trụ chuẩn nào đó được đo trên mặt biên của mặt tròn đầu |
Việc áp dụng dung sai hợp lý trong gia công cơ khí là một yếu tố quan trọng để đảm bảo việc sản xuất, gia công diễn ra một cách hiệu quả. Điều này giúp cân bằng giữa độ chính xác và khả năng gia công, từ đó đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và độ tin cậy. LÂM VĨNH hiểu và áp dụng các ký hiệu dung sai trong bản vẽ cơ khí giúp đảm bảo độ chính xác và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Với việc áp dụng các trang thiết bị hiện đại bậc nhất,LÂM VĨNH tự hào đem đến cho quý khách hàng các dịch vụ gia công cơ khí chi tiết, nhanh chóng với giá trành phù hợp.
6. Phương pháp gia công theo bản vẽ cơ khí
Chúng tôi gia công cơ khí theo bản vẽ theo 2 phương pháp gia công máy CNC, gia công cơ đáp ứng thành phẩm cho quý khách hàng từ đơn hàng nhỏ đến số lượng lớn.
6.1 Phương pháp gia công CNC:
Đây là phương pháp gia công đòi hỏi độ chính xác cao với các chi tiết cơ khí phức tạp, những sản phẩm được chúng tôi gia công từ máy tiện CNC, máy phay CNC và máy cắt CNC… đáp ứng được các sản phẩm có chiều dài 2 mét, rộng 1 mét, dày 10cm.
6.2 Phương pháp gia công cơ:
Hay còn gọi là là gia công bằng máy tiện, máy phay, bào, hàn, mài… phương pháp này đòi hỏi đội ngũ thợ phải có kinh nghiệm lâu năm và có trình độ chuyên môn để đáp ứng được thông số theo như bản vẽ giúp thành phẩm đạt yêu cầu tuyệt đối. Chúng tôi sẽ đảm bảo cho quý khách an tâm về đơn đặt hàng theo phương pháp này bằng chuyên môn quá về lĩnh vực gia công và đội ngũ thợ dồi dào.
7. Biểu Diễn Bản Vẽ Gia Công Cơ Khí
Một bản vẽ gia công cơ khí có thể được biểu diễn bằng nhiều cách thức khác nhau. Nó có thể được biểu diễn dưới các dạng như:
- Dạng hình học trong không gian (theo một hệ trục tọa độ hay hệ quy chiếu xác định), được gọi là hình chiếu trục đo, hoặc các hình chiều…
- Dạng bản vẽ chi tiết phục vụ cho quá trình gia công, chế tạo cơ khí, bản vẽ phục vụ cho quá trình lắp ráp, liên kết các chi tiết nhỏ, hoặc liên kết để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
- Dạng bản vẽ nguyên công phục vụ cho việc xây dựng nên một quy trình công nghệ nào đó, hoặc bản vẽ dự toán phục vụ cho công tác gia công hay chỉ đạo sản xuất.
Để biết thêm chi tiết gia công cơ khí theo bản vẽ, quý khách hàng vui lòng liên hệ đội ngũ tư vấn kỹ thuật để trao đổi về khả năng gia công của chúng tôi theo Hotline: 0869664746
7. Quy trình gia công cơ khí chính xác theo bản vẽ
Chúng tôi luôn muốn đối tác của mình hiểu thêm về quy trình công việc gia công cơ khí theo bãn vẽ để quá trình làm việc diễn ra thuận lợi. Phương châm của Bến Thành Equipment khi nhận gia công cơ khí cho khách hàng phải luôn đảm bảo các bước gia công để tạo ra thành phẩm từ vật liệu sắt, thép, inox… đạt chất lượng và chính xác theo bản vẽ đưa ra.
Trong các bước gia công đòi hỏi khách hàng và bên nhận gia công phải cùng thống nhất và hiểu rõ bản vẽ. Để tạo thành phẩm từ việc gia công cơ khí theo bản vẽ điều đầu tiên chúng ta cần phải làm rõ về công năng sản phẩm, vật liệu chế tạo thuộc loại gì. Tiếp theo là đọc hiểu yêu cầu bản vẽ từ các thông số ký hiệu, kích thước của bản vẽ.
Hoạt động của máy móc đáp ứng gia công chi tiết máy theo bãn vẽ là điều mà chúng tôi luôn phải quan tâm để đạt được sản phẩm như ý muốn. Hiện nay đã có những máy móc tân tiến có thể gia công dựa trên lập trình, ngoài ra những sản phẩm cần phải gia công tay để tạo ra thành phẩm.
8. Yêu Cầu Chung Của Một Bản Vẽ Gia Công
Tiêu chuẩn của bản vẽ gia công cơ khí gồm rất nhiều các yêu tố, thành phần khác nhau tạo nên, nó ảnh hưởng đến quá trình gia công cũng như sản phẩm được chọn gia công, bản vẽ cơ khí đòi hỏi phải có độ chính xác, tính toán kỹ lưỡng, tỉ mỹ từng chi tiết nhỏ nhất và phải được lập theo các chỉ tiêu, tiêu chuẩn thống nhất.
Bản vẽ gia công cơ khí phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về các qui định, qui phạm và các chỉ tiêu của vẽ kỹ thuật như: khổ giấy vẽ, dụng cụ vẽ, các tỷ lệ và ký hiệu để mô tả chi tiết, nét vẽ, kích thước các nét vẽ và vẽ các nét như thế nào, chữ viết để thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật và cách trình bày kích thước của chi tiết ra sao….
Bản vẽ gia công cơ khí góp phần quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đạt tiêu chuẩn, độ chính xác theo yêu cầu của khách hàng và song song đó thì bản vẽ cơ khí cũng phải đạt được những yêu cầu nhất định về mọi chỉ tiêu và kỹ thuật cũng như chất lượng để quá trình gia cong dễ dàng và nhanh chóng nhưng vẫn đúng quy trình, tạo điều kiện tốt nhất cho đơn vị gia công cũng như người sử dụng sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt chuẩn thì bản vẽ cơ khí phải chính xác, đúng thiết kế và đạt tiêu chuẩn.